Hướng dẫn thủ tục thành lập doanh nghiệp mới năm 2021
Để doanh nghiệp có thể hoạt động, điều đầu tiên bạn cần làm là đăng ký thành lập doanh nghiệp. Đây là việc rất quan trọng đặt nền móng khởi đầu cho sự phát triển của doanh nghiệp. Xin mời bạn đọc cùng tìm hiểu về thủ tục thành lập doanh nghiệp mới qua bài viết dưới đây.
1. Căn cứ pháp lý
- Luật Doanh Nghiệp Số 59/2020/QH14 có hiệu lực thi hành ngày 01/01/2021
- Nghị định số 122/2020/NĐ-CP có hiệu lực thi hành ngày 15/10/2020
- Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành ngày 20/08/2018
Và các văn bản pháp luật liên quan đến việc thành lập doanh nghiệp khác.
2. Đặt tên công ty khi kê khai hồ sơ thành lập doanh nghiệp/công ty
Tên công ty được xác định qua loại hình doanh nghiệp là Công ty cổ phần/Doanh nghiệp tư nhân/Công ty hợp danh/Công ty TNHH sau đó cộng với tên riêng.
Trước khi đăng ký, doanh nghiệp cần tra cứu thông tin để tên công ty không bị trùng, dễ gây nhầm lẫn với các doanh nghiệp đã đăng ký trước đó. Tránh các tên nổi tiếng, nhãn hiệu độc quyền vì những tên độc quyền đã được đăng ký và bảo hộ độc quyền, không được phép trùng.
Tên công ty có yếu tố gây nhầm lẫn sẽ bị từ chối khi đăng ký tên doanh nghiệp, không trùng tên với doanh nghiệp đang kinh doanh cùng loại hình. Tên doanh nghiệp không được chấp nhận dù khác với tên doanh nghiệp trước bằng cách thêm số thứ tự, thêm chữ cái này sau tên riêng của doanh nghiệp như chữ F, Z, W, J.
Ví dụ: Doanh nghiệp A có tên là Công ty TNHH Thiết kế xây dựng, doanh nghiệp B định đặt tên công ty là Công ty TNHH Thiết kế xây dựng ABC, thì sẽ bị từ chối.
3. Kê khai vốn điều lệ trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp/công ty
Đối với những ngày nghề không yêu cầu vốn Pháp luật không quy định mức vốn điều lệ tối thiểu hay tối đa khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp hoạt động yêu cầu vốn như kinh doanh lữ hành cần ký quỹ 100 triệu khi đăng ký thành lập công ty. Doanh nghiệp ký quỹ mức vốn bao nhiêu thì đăng ký vốn điều lệ tối thiểu bằng mức đã ký quỹ.
Vốn điều lệ cao hay thấp có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty không? Doanh nghiệp có tổng tài sản do các thành viên góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty và được hoàn thành trong vòng 90 ngày kể từ ngày cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì đó là vốn điều lệ. Những trường hợp không góp đủ vốn điều lệ như đã đăng ký thì công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng con số vốn thực góp được, thời hạn chỉnh sửa là 30 ngày kể từ ngày cuối cùng góp đủ vốn điều lệ.
Doanh nghiệp đăng ký vốn điều lệ cần cân nhắc, việc tăng vốn điều lệ không khó, doanh nghiệp có thể thực hiện bất cứ lúc nào có nhu cầu bổ sung nguồn vốn. Nhưng nếu muốn giảm vốn điều lệ doanh nghiệp phải hoạt động liên tục 2 năm mới được giảm theo hình thức hoàn trả vốn góp. Tăng hay giảm vốn điều lệ phụ thuộc vào nhu cầu kinh doanh và khả năng góp vốn của mỗi doanh nghiệp, nên doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ khi đăng ký.
4. Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới
Bước 1: Chọn loại hình công ty
Tổng cộng có 5 loại hình doanh nghiệp, các công ty chọn loại hình phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp. Cách chọn loại hình đơn giản nhất hiện nay là dựa theo số lượng thành viên tham gia thành lập công ty. Nên mới có các công ty có tên Công ty TNHH một thành viên, hai thành viên, đây là các doanh nghiệp tư nhân.
Mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau, bạn nên cân nhắc trước khi lựa chọn.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty
Trước khi chuẩn bị hồ sơ doanh nghiệp cần xác định loại hình doanh nghiệp, nơi đặt trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ. Sâu đó chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Bản sao chứng thực Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn của các thành viên, cổ đông sáng lập công ty;
- Dự thảo Điều lệ công ty phù hợp với loại hình dự định thành lập.
Sau đó nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh tại nơi đặt trụ sở chính. Thời gian nhận kết quả từ 03 – 05 ngày.
Bước 3: Khắc con dấu công ty
Khắc dấu doanh nghiệp tại cơ sở đủ điều kiện kinh doanh sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và mã số thuế công ty. Thời gian thực hiện là 01 ngày.
Bước 4: Công bố mẫu dấu
Sau khi khắc xong dấu, để con dấu có hiệu lực, công ty cần thực hiện thủ tục công bố mẫu dấu của công ty lên Cổng thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Thời gian thực hiện là 01 ngày.
Lưu ý: Sau 3 ngày từ ngày công bố, mẫu dấu của doanh nghiệp và các thông tin sẽ hiện trên Cổng thông tin điện tử quốc gia.
Bước 5: Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp
Sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cần tiến hành nộp hồ sơ công bố thông tin thành lập doanh nghiệp về đăng ký doanh nghiệp theo quy định pháp luật trên Cổng thông tin quốc gia. Nội dung bao gồm các thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:
- Ngành, nghề kinh doanh;
- Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
Thời hạn công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trên đây là những hướng dẫn của Thiên Luật Phát về thủ tục thành lập doanh nghiệp mới. Nếu như có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn tốt nhất.
source https://thienluatphat.vn/thu-tuc-thanh-lap-doanh-nghiep-moi
Nhận xét
Đăng nhận xét