Những điều cần biết về chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Thông tư 133/2016/TT – BTC chỉ ra những quy định mới và những lưu ý trong chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tất cả sẽ được đề cập trong bài viết ngay dưới đây.

1. Xác định tiêu chí đánh giá doanh nghiệp và nhỏ

Trước khi tìm hiểu về chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, bạn đọc cần xác định chính xác doanh nghiệp của mình có thuộc diện doanh nghiệp vừa và nhỏ hay không.

 

Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017 quy định doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm những doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Trong đó, những doanh nghiệp này phải đáp ứng đủ hai tiêu chí sau đây:

  • Doanh nghiệp có số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân trên năm không quá 200 người;
  • Tổng nguồn vốn dưới 100 tỷ đồng hoặc tổng doanh thu của năm trước đó dưới 300 tỷ đồng.

Nghị định 39/2018/NĐ-CP cũng quy định thêm về tiêu chí xác định doanh nghiệp vừa và nhỏ, cụ thể:

 

Lĩnh vực kinh doanh Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa

Nông, lâm nghiệp, thủy hải sản, công nghiệp, xây dựng

–  Số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân trên năm từ 3 – dưới 100 người.

–  Tổng doanh thu/năm từ 3 – 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn từ 3 – 20 tỷ đồng.

–  Số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân trên năm từ 100 – dưới 200 người.

–  Tổng doanh thu/năm từ 50 – dưới 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn từ 20 – dưới 100 tỷ đồng.

Thương mại, dịch vụ

–  Số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân trên năm từ 10 – dưới 50 người.

–  Tổng doanh thu/năm từ 10 – dưới 100 tỷ hoặc tổng nguồn vốn từ 3 – dưới 50 tỷ đồng.

–  Số người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân trên năm từ 50 – dưới 100 người.

–  Tổng doanh thu/năm từ 100 – dưới 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn từ 50 – dưới 100 tỷ đồng.

2. Áp dụng chế độ kế toán

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ kinh doanh các lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy hải sản, công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ có thể áp dụng một trong hai chế độ kế toán sau:

  • Chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo Thông tư 133/2016/TT – BTC được Bộ Tài Chính ban hành ngày 26/08/2016. Thông tư có quy định rõ về đối tượng áp dụng chế độ kế toán này, các quy định về đơn vị tiền tệ trong kế toán và các nguyên tắc chung mà doanh nghiệp có thể tham khảo tại thông tư này.
  • Chế độ kế toán doanh nghiệp theo Thông tư 200/2014/TT – BTC được Bộ Tài chính ban hành ngày 22/12/2014.

3. So sánh sự khác nhau giữa các chế độ kế toán

Đối tượng áp dụng

 

Thông tư 133/2016/TT – BTC Thông tư 200/2014/TT – BTC
–  Áp dụng đối với các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ kinh doanh trong mọi lĩnh vực, thuộc mọi thành phần kinh tế (trừ doanh nghiệp Nhà nước, công ty đại chúng và hợp tác xã). –  Áp dụng với tất cả doanh nghiệp kinh doanh trong mọi lĩnh vực, thuộc mọi thành phần kinh tế. Trong đó, bao gồm cả những doanh nghiệp vừa và nhỏ đang áp dụng chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ và thấy phù hợp với doanh nghiệp của mình.

 

Chuyển đổi BCTC bằng ngoại tệ sang VNĐ

 

Thông tư 133/2016/TT – BTC Thông tư 200/2014/TT – BTC
–  Đối với tài sản và khoản nợ phải trả, doanh nghiệp phải thực hiện quy đổi ra đơn vị VNĐ theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi mà doanh nghiệp thực hiện giao dịch.

–  Tỷ giá chuyển khoản trung bình được tính bằng trung bình cộng giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán chuyển khoản cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện giao dịch.

–  Đối với tài sản và khoản nợ phải trả của doanh nghiệp phải thực hiện quy đổi ra đơn vị VNĐ theo tỷ giá giao dịch thực tế cuối kỳ.

 

Hệ thống tài khoản kế toán

 

Tài khoản kế toán Thông tư 133/2016/TT – BTC Thông tư 200/2014/TT – BTC

Kế toán tiền

–  Thông tư không đề cập đến kế toán về vàng tiền tệ vì sở dĩ vàng bạc và các kim khí quý được sử dụng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường cho mục đích đầu tư nắm giữ để bán ra. –  Vàng tiền tệ phản ánh trong tài khoản 1113, 1123 là vàng được sử dụng cho mục đích cất trữ giá trị, trong đó không bao gồm các loại vàng được phân loại là hàng tồn kho sử dụng cho mục đích là nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm hoặc hàng hóa để bán.
Kế toán phải thu khác và tài khoản cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược –  Phản ánh các khoản cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược vào TK 1386. – Phản ánh các khoản cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược vào TK 244.
Kế toán hàng tồn kho –  Danh mục hàng tồn kho bao gồm cả hàng hóa được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp. –  Danh mục hàng tồn kho không bao gồm hàng hóa được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.
Phải trả, phải nộp khác và các khoản nhận ký quỹ, ký cược –  Bảo hiểm thất nghiệp hạch toán vào TK 3385;

–  Các khoản nhận ký quỹ, ký cược hạch toán vào TK 3386;

–  Không có tài khoản phải trả về cổ phần hóa.

–  Bảo hiểm thất nghiệp hạch toán vào TK 3386;

–  Các khoản nhận ký quỹ, ký cược hạch toán vào TK 344;

–  Phải trả về cổ phần hóa hạch toán vào TK 3385.

Chênh lệch tỷ giá hối đoái –  Thông tư 133 không áp dụng đối với các doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, do đó không có số dư cuối kỳ. –  Doanh nghiệp Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có thực hiện dự án, công trình trọng điểm quốc gia gắn với nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, an ninh quốc phòng:

–  Có số dư Nợ cuối kỳ kế toán trong trường hợp phát sinh lỗ tỷ giá;

–  Có số dư Có cuối kỳ trong trường hợp phát sinh lãi.

Các tài khoản liên quan đến việc trích lập và sử dụng Quỹ –  Áp dụng tài khoản 418 để ghi nhận và phản ánh tất cả các quỹ thuộc vốn chủ sở hữu. –  Tài khoản 414 đến 416 được quy định riêng để ghi nhận việc trích lập việc sử dụng quỹ thuộc nguồn vốn chủ sở hữu.
Các khoản giảm trừ doanh thu –  Hạch toán giảm trên tài khoản 511. –  Hạch toán vào tài khoản 521.

4. 2 bước doanh nghiệp thực hiện thay đổi chế độ kế toán

Khi nhận thấy chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ không còn phù hợp với đặc điểm và mục tiêu kinh doanh của mình, doanh nghiệp có thể thực hiện thay đổi chế độ kế toán theo 2 bước sau:

  • Bước 1: Lập công văn
  • Xác định và lựa chọn chế độ kế toán muốn áp dụng, có thể theo Thông tư 133/2016/TT – BTC hoặc Thông tư 200/2014/TT – BTC;
  • Lập công văn thay đổi chế độ kế toán muốn áp dụng.
  • Bước 2: Tiến hành nộp công văn
  • Doanh nghiệp nộp công văn cho bộ phận một cửa tại cơ quan thuế;
  • Số lượng hồ sơ cần nộp: 2 bản, 1 bản được cơ quan thuế giữ, bản còn lại được đóng dấu và trả lại doanh nghiệp.

 

Trên đây là toàn bộ những thông tin mà Thiên Luật Phát đã tổng hợp để bạn đọc hiểu rõ hơn về chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hy vọng bài viết vừa rồi sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức có thể áp dụng cho doanh nghiệp mình.

The post Những điều cần biết về chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ appeared first on Thiên Luật Phát.



source https://thienluatphat.vn/nhung-dieu-can-biet-ve-che-do-ke-toan-cho-doanh-nghiep-vua-va-nho

Nhận xét