Công ty cổ phần khác gì so với công ty hợp danh

Lựa chọn loại hình công ty có vai trò rất quan trọng quyết định thành bại của doanh nghiệp. Có rất nhiều loại hình công ty và công ty cổ phần cũng như công ty hợp danh cũng nằm trong số những loại hình công ty được nhiều chủ doanh nghiệp lựa chọn. Tuy nhiên, giữa hai loại hình công ty này có những đặc điểm gì khác nhau? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Khái niệm công ty cổ phần và công ty hợp danh

Công ty cổ phần là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là cổ phần và được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư.

Trong khi đó, công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn.

2. Sự khác nhau giữa công ty cổ phần và công ty hợp danh

Công ty cổ phần

Về cơ sở pháp lý: Được quy định tại chương VI Luật Doanh nghiệp 2014

Về cổ đông: Cổ đông có thể là cá nhân hoặc pháp nhân với số lượng tối thiểu là 3, nhưng không giới hạn số lượng tối đa.

Về tư cách pháp nhân: Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Về chế độ trách nhiệm: Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Về phương thức huy động vốn: 

  • Vốn cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau, gọi là cổ phần, - đây là tổng mệnh giá của các loại cổ phần đã bán. 
  • Được quyền phát hành cổ phiếu để tăng vốn. Tổng cộng có 4 loại cổ phần: cổ phần phổ thông, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại, cổ phần ưu đãi có quyền biểu quyết.

Về cơ cấu tổ chức:

Trừ trường hợp pháp luật chứng khoán có quy định khác, công ty cổ phần được tổ chức theo một trong hai mô hình sau:

  • Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc điều hành. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và cổ đông là tổ chức nắm giữ dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không nhất thiết phải có ban kiểm soát;
  • Đại hội đồng cổ đông, hội đồng quản trị và giám đốc hoặc tổng giám đốc. Trong trường hợp này, ít nhất 20% thành viên hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có ủy ban kiểm toán nội bộ trực thuộc hội đồng quản trị.
Về đại diện pháp luật:

Điều lệ công ty có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty; Trừ trường hợp Điều lệ có quy định khác, Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty. Trường hợp có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Công ty hợp danh

Về cơ sở pháp lý: Được quy định tại chương VI Luật Doanh nghiệp 2014

Về cổ đông: Có ít nhất 2 thành viên hợp danh là cá nhân. Ngoài ra, có thể có thành viên góp vốn (có thể là cá nhân, có thể là tổ chức).

Về tư cách pháp nhân: Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Về chế độ trách nhiệm: Thành viên hợp danh chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Người đầu tư vốn chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Về phương thức huy động vốn: Không được phát hành chứng khoán để huy động vốn.

Về cơ cấu tổ chức: Tổ chức theo mô hình: Hội đồng thành viên, Giám đốc / Giám đốc điều hành.

Về đại diện pháp luật: Các thành viên hợp danh sẽ là đại diện pháp luật.

Rất hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa hai loại hình công ty này. 

Ban cũng có thể tìm hiểu rõ hơn về sự khác nhau giửa hai loại hình công ty này tại: https://hoatieu.vn/phan-biet-cong-ty-co-phan-va-cong-ty-hop-danh-5718

Xem thêm:
đặc điểm hộ kinh doanh cá thể

Nhận xét